Người đến từ Triều Châu nhưng lại không nhớ rõ mình là đời thứ bao nhiêu của dòng họ từ Triều Châu di cư đến đây nhưng chiếc xe hủ tiếu, mì truyền lại từ đời ba anh đến nay cũng ngót nghét gần 60 năm.
Đặt chân đến Hà Nội, Hà Nội đâu phải người dưng, người ta muốn thưởng thức ngay một tô phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư nóng hổi. Còn tới Sài Gòn chữ vội trên vai bạn nhất định phải ghé những tiệm dưới đây để thưởng thức hủ tiếu.
Những người Hoa đầu tiên từ Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Triều Châu… đã đặt bước chân di dân đầu tiên lên “Hòn ngọc viễn đông”. Họ mang theo nhiều nét văn hóa, phong tục khác nhau làm cho linh hồn mảnh đất này thêm phong phú. Mà trong đó, nghệ thuật ẩm thực là nét chấm phá thú vị, với điểm nhấn đặc sắc là hình ảnh những chiếc xe hủ tiếu, mì “chở” trên mình các điển xưa tích cũ của lịch sử Trung Hoa.
Năm 1778 người Hoa từ Cù lao Phố đã chuyển về Chợ Lớn sinh sống và một cộng đồng người Hoa bắt đầu hình thành. Cũng từ đó những chiếc xe hủ tiếu mì đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn. Ban đầu phần lớn người Hoa tập trung ở khu Chợ Lớn. Anh Lưu Khải Văn không nhớ rõ mình là đời thứ bao nhiêu của dòng họ từ Triều Châu di cư đến đây nhưng chiếc xe hủ tiếu mì truyền lại từ đời ba anh, đến nay cũng ngót nghét gần 60 năm. Cứ đều đặn 7h sáng anh bắt đầu nấu và chế biến nguyên vật liệu, đến 13h chiều thì bày bán, đến 23h khuya lại dọn hàng. Chu kỳ ấy cứ tiếp diễn đều đặn tuần tự từ hàng chục năm nay. Tất cả công thức nấu nước lèo, pha chế đều “bí truyền” riêng trong dòng họ.
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TP.HCM), quán có tên là Trường Thạnh nhưng nhiều thực khách chỉ biết đến cái tên “hủ tiếu mì bò viên Triều Châu”, bởi đây là quán ăn có chủ là người gốc Triều Châu và nổi tiếng bởi món bò viên nhà làm cực ngon.
Được biết, quán hủ tiếu Trường Thạnh do một người đàn ông gốc Hoa tên Thái Minh Khôn mở bán khoảng 60 năm trước, khi ông cùng vợ con sang Việt Nam sinh sống và lập nghiệp. “Ngày đó cha tui chỉ bán bò viên với nước súp, mới đầu hương vị khá lạ nên nhiều người không thích cho lắm. Cha tui cứ nấu đi nấu lại riết rồi cũng quen, cha còn tự chế biến ra công thức làm bò viên của riêng mình và được thực khách ủng hộ đến tận bây giờ”, bà Thái A Muổi (56 tuổi, chủ quán đời thứ hai) cho biết.
Khi ông Khôn qua đời, toàn bộ công thức làm bò viên, nấu nước lèo đều được ông truyền lại cho con gái là bà Muối. “Tui tiếp quản quán ăn của cha để lại cũng hơn 20 năm nay rồi, ngoài bò viên thì tui cũng có thêm một số thành phần ăn kèm như gân bò, lòng bò, lá sách… Đặc biệt bò viên, nước chấm đều phải tự nhà làm thì mới yên tâm giữ đúng hương vị, vì đó là cái đặc trưng, cái riêng biệt mà cha tui làm ra rồi”, bà chủ nói.
Theo cảm nhận của nhiều thực khách đã từng ăn và “nghiện” hương vị của hủ tiếu mì bò viên nơi đây thì “bò viên phải nói là ngon tuyệt đỉnh, dai nhưng không hề cứng, mềm mềm, sần sật, cắn một nhát là ngập răng và mùi bò thật sự rất thơm ngon”. Tuy nhiên, tô hủ tiếu mì ở đây khá ít nên nếu người nào có sức ăn khỏe thì phải hai tô mới đủ no.
Bên cạnh hương vị thơm ngon của món ăn, chất lượng của bò viên thì phong cách phục vụ và thái độ bán hàng vui vẻ của chủ quán cũng là điểm níu chân thực khách suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Bà chủ ở đây bán hàng dễ thương lắm, tôi ghé ăn lúc nào cũng được chủ quán hỏi thăm tận tình xem ăn có ngon không, có vừa miệng không. Có hôm còn được tặng thêm chén bò viên ăn kèm. Ấn tượng nhất là một lần tôi ghé ăn thì thấy có đứa bé bán vé số vào mời khách, bà chủ ra hỏi có đói bụng không rồi làm cho đứa nhỏ một tô hủ tiếu bự. Với riêng tôi thì món ăn do một người có lòng tốt nấu ra chính là món ăn ngon nhất rồi. Mỗi khi hương bò viên thơm lên nghi ngút, tình người, tình đất, tình xứ sở lại giao hòa với nhau khiến cho lòng tôi mải mê thờ phụng.
Hủ tiếu Triều Châu ngon quá, tuyệt vời quá, mùi vị phá lấu cải chua thanh đậm và miếng hủ tiếu hồ trơn trơn dai dai, tất cả hòa nguyện vào đầu lưỡí, một sự kết hợp độc đáo cuốn hút từ miếng đầu tiên tới miếng cuối cùng, chắc chắn bạn sẽ phải ghé ăn hoài vào những lần sau.
Đến Sài Gòn muốn ăn hủ tiếu bạn có thể đến Hủ tiếu mỳ cật: Cửa hàng nằm tại số 62 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1. Quán nổi tiếng và có từ lâu đời, tuy không gian hơi nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Tô hủ tiếu luôn đầy đặn như tấm lòng hiếu khách của chủ quán, sợi mỳ dai dai được làm trong suốt như bột lọc, bạn cũng có thể lựa chọn ăn cùng thịt nạc, xí quách, thịt bằm, hay thập cẩm đều rất lạ và ngon miệng.
Ngoài ra bạn có thể đến Hủ tiếu Nam Vang Ba Hoàng. Là một quán không biển hiệu, nhưng luôn đông khách nằm trong hẻm 46 Võ Văn Tần. Hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu xương ở đây đều rất ngon. Tô hủ tiếu đầy đặn, tôm tươi luộc đỏ au, thịt xắt mỏng, thịt bằm béo ngậy. Nước dùng ngọt đậm đà, hành phi thơm giòn ăn kèm tỏi ngâm và sa tế thơm hợp vị.
Ngồi ngắm nhìn những tô hủ tiếu đang nghi ngút khói, đang nghi ngút hương, đang thênh thênh thang thang đường phố, bất giác tôi lại nghĩ đến những xe đẩy hủ tiếu truyền đời của người đến từ Triều Châu. Thời gian sẽ chẳng bao giờ trở lại, giống như hôm nay bạn ăn một tô hủ tiếu này đã khác, ngày mai bạn ăn một tô hủ tiếu cũng ngay tại nơi này cũng sẽ khác. Chỉ có những phong vị quê hương, tình người, tình xứ sở sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Kể cũng lạ, người đến từ Triều Châu…
(Bài viết có tham khảo một số tư liệu từ Wikipedia)